06 ứng dụng phổ biến và 03 cách lựa chọn máy khuấy chìm

I. Giới thiệu

Máy khuấy chìm, còn được biết đến với tên tiếng anh là Submersible Mixer, là một thiết bị chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong hệ thống xử lý nước thải. Nó đóng vai trò cốt yếu trong việc khuấy đều nước thải, giúp phân tán đồng nhất các thành phần, ngăn chặn sự lắng đọng và hình thành vùng chết. Nhờ vậy, máy khuấy chìm tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí, đảm bảo hiệu quả xử lý nước theo công nghệ tiên tiến.

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Thông thường máy khuấy chìm sẽ có các thành phần cấu tạo cơ bản như sau:

  • Thân máy: Được chế tạo từ gang hoặc thép không gỉ, chịu được môi trường ăn mòn
  • Động cơ: Là loại động cơ chìm, hoạt động dưới nước, sử dụng điện 1 pha hoặc 3 pha. Động cơ được bảo vệ bởi phốt cơ khí và có thể có thêm cảm biến nhiệt, độ ẩm.
  • Hộp số giảm tốc: Có trong một số mẫu máy có đường kính cánh lớn, giúp điều chỉnh tốc độ khuấy
  • Cánh khuấy: Thường làm từ gang, thép không gỉ hoặc vật liệu chống ăn mòn
  • Bộ phận giá đỡ: Thiết kế đi kèm với máy, hỗ trợ lắp đặt và bảo trì dễ dàng.
  • Hệ thống dướng dòng: giúp tăng hiệu quả động học của quá trình khuấy

Nguyên lý hoạt động của máy khuấy chìm: Nguyên lý hoạt động của máy khuấy chìm dựa trên việc cung cấp điện cho động cơ, khiến cánh khuấy chuyển động và tạo ra lực đẩy nước, từ đó tạo ra dòng chảy mạnh mẽ trong bể.

III Ứng dụng và chức năng của máy khuấy chìm

  • Khuấy trộn điều hòa nước thải: Đảm bảo sự ổn định về thành phần và tính chất của nước thải.
  • Tăng hiệu quả quá trình kỵ khí: Thiết bị này tạo tiếp xúc tốt giữa bùn và nước thải giúp nâng cao hiệu suất của quá trình phân hủy kỵ khí.
  • Khử Nitrat trong quá trình thiếu khí (Anoxic): Đẩy nhanh quá trình khử Nitrat bằng cách tạo tiếp xúc giữa bùn thiếu khí và nước thải, tối ưu hóa quá trình xử lý.
  • Tăng cường quá trình hiếu khí: Kết hợp với hệ thống sục khí để tăng hiệu quả tiếp xúc giữa vi sinh và oxy có trong nước, giảm thiểu góc chết trong bể.
  • Tạo dòng chảy: Thiết bị này hỗ trợ công nghệ mương oxy hóa bằng cách duy trì dòng chảy liên tục, tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải.
  • Chống lắng bùn: Khuấy trộn liên tục trong bể bùn giúp đồng nhất hóa, ổn định quá trình xử lý bùn và ngăn chặn tình trạng nghẹt hệ thống máy bơm và đường ống.

IV. Cách lựa chọn máy khuấy chìm

Thông thường sẽ có 03 cách để chọn máy khuấy chìm

1. Chọn thủ công

    1. Xác Định Kích Thước và Hình Dạng Bể Chứa:
      • Tính toán dung tích nước cần khuấy dựa trên kích thước và hình dạng bể.
    2. Xác Định Mục Đích Khuấy Trộn:
      • Xác định loại bể (điều hòa, anoxic, kỵ khí, chứa bùn, chứa phân, v.v.).
      • Chọn mức công suất khuấy định danh cho mỗi m^3 nước dựa trên ứng dụng cụ thể.

    Mỗi nhà sản xuất khác nhau sẽ có một bộ số tham khảo dùng để tính toán thủ công khi chọn máy khuấy chìm

    1. Tính Toán Công Suất Khuấy:
      • Nhân công suất khuấy định danh với dung tích bể để xác định tổng công suất khuấy cần thiết.
    2. Xác Định Số Lượng và Vị Trí lắp Máy Khuấy chìm:
      • Dựa vào hình dạng bể và công suất khuấy, xác định số lượng máy hoạt động liên tục và vị trí bố trí trong bể.
      • Chia tổng công suất khuấy cho số lượng máy để xác định công suất yêu cầu cho mỗi máy.
    3. Chọn Model Máy Khuấy chìm:
      • So sánh dữ liệu công bố của nhà sản xuất về công suất khuấy trộn để chọn model phù hợp.
      • Lưu ý rằng công suất động cơ khác với công suất khuấy trộn do hiệu suất truyền động từ trục động cơ ra cánh khuấy.
    4. Đối Chiếu Vùng Ảnh Hưởng:
      • Kiểm tra vùng ảnh hưởng của máy khuấy khi bố trí trong bể để đảm bảo không có vùng chết và vùng khuấy phủ đều toàn bể.
    5. Lặp Lại Quy Trình:
      • Lặp lại các bước trên cho đến khi tìm ra model máy khuấy chìm phù hợp với yêu cầu.

    2. Chọn bằng phần mềm

    Vì máy khuấy chìm của mỗi nhà sản xuất khác nhau sẽ có cấu tạo và kích thước cánh khuấy khác nhau dẫn đến hiệu quả khuấy trộn của từng máy sẽ không giống nhau. Dưới đây là phần mềm chọn máy khuấy chìm của hãng Shinmaywa – Nhật Bản có thể tham khảo tại đây

    Phan mem chon may khuay chim

    3. Phối hợp việc chọn thủ công và phần mềm

    Trong một số trường hợp ứng dụng đặc biệt, cần có sự phối hợp tính toán giữa thủ công kết hợp với phần mềm để cho hiệu quả tính toán tối ưu về mặt kỹ thuật và kinh tế.

    Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật

    Bạn cần tư vấn?

    Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ
    Hotline: 0918 893363 - Email: INFO@TRUONGTHUY.COM.VN
    0918893363
    icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
    chat-active-icon